Việc tích trữ quá nhiều thực phẩm khi thời tiết lạnh có thể đem tới không ít nguy cơ về an toàn khi sử dụng tủ lạnh.
Xem tiếp >>> sửa lò vi sóng
Theo Sina, thiết bị gia dụng có những cỗ máy có thể mang lại nhiều tiện ích cho cuộc sống gia đình nhưng nếu sử dụng không đúng cách, nó có thể gây ra không ít hậu quả khó lường. Đặc biệt là tủ lạnh.
Nhiều người thường xem đây là thiết bị to lớn nhưng "hiền lành", hoạt động bền bỉ và khá im ắng, tuy nhiên, nếu không cẩn thận, nó cũng có thể trở thành một quả bom nổ chậm trong nhà. Theo các khảo sát, một phần nguyên nhân đáng kể của các tai nạn liên quan tới tủ lạnh là do cách sử dụng không đúng của người dùng. Đặc biệt là vào mùa đông, khi nhiệt độ bên ngoài hạ thấp, nhiều người ngại đi ra ngoài nên thường tích trữ nhiều thức ăn trong tủ lạnh khiến bản thân vô tình đem tới một số vấn đề về an toàn.
Những món đồ nguy hiểm khi để trong tủ lạnh
Vai trò chính của tủ lạnh là lưu trữ thực phẩm, nhưng không vì thế mà bạn có thể bỏ vào đó tất cả mọi thứ. Đặc biệt là các loại dung dịch, vật liệu dễ cháy hoặc dễ bay hơi (như cồn, rượu) bởi nó có thể dẫn tới các tai nạn nghiêm trọng.
Không chỉ vậy, với một số thực phẩm như bánh kem, trước khi bỏ vào tủ lạnh người dùng cần loại bỏ hết đá khô dùng để giữ lạnh đi kèm. Bởi vì bản thân chúng là carbon dioxide rất dễ bay hơi, không nên trữ trong các không gian bị bịt kín như tủ lạnh. Khi cất trữ đồ uống có ga, bia, người dùng cũng cần chú ý đến nhiệt độ của tủ lạnh, tránh để chúng bị hóa đá khiến cho lượng khí CO2 bên trong bị dồn ép tạo thành áp suất cao gây nổ. Một số thực phẩm có mùi, dễ lên men cũng cần bảo quản bao bọc cẩn thận, tránh sự phát triển của các loại vi khuẩn yếm khí gây hại tới thiết bị.
Một số thiết bị không nên đặt gần tủ lạnh
Mặc dù trông có vẻ cồng kềnh nhưng "trái tim" của tủ lạnh là một bộ phận rất nhạy cảm và vì một số lý do kích thích từ bên ngoài, nó có thể "nổi giận" và gây ra tai họa. Chẳng hạn tủ lạnh không được đặt gần hoặc dưới các thiết bị như lò vi sóng, nồi cơm điện hoặc các thiết bị điện từ khác. Việc này có thể tạo nên hiện tượng nhiễu điện từ, khiến cho việc kiểm soát nhiệt độ của thiết bị trở nên hỗn loạn. Không chỉ vậy, lò vi sóng và tủ lạnh đặt cạnh nhau sẽ gây ra cộng hưởng, dễ làm hỏng tủ, thậm chí có thể gây nổ. Các chai lọ thủy tinh cũng không được đặt trong ngăn đá hoặc ở khu vực có nhiệt độ quá thấp. Bếp ga cũng cần đặt xa tủ lạnh bởi khi hoạt động tủ lạnh cũng có thể tạo các tia lửa gây cháy nổ. Các loại bình xịt côn trùng, bình phun hóa chất cũng hạn chế sử dụng gần thiết bị này.
Không nên dùng chung ổ cắm với thiết bị khác
Nhiều gia đình để tiết kiệm thường dùng chung ổ cắm của tủ lạnh với các thiết bị khác. Điều này rất nguy hiểm bởi công suất hoạt động của tủ lạnh khá lớn, nhất là với tủ lạnh thường (không Inverter) khi khởi động có thể gây đoản mạch và tạo ra hỏa hoạn. Việc chia sẻ ổ cắm cũng có thể dẫn đến khoảng cách giữa các thiết bị quá gần, mang lại các rắc rối khác khi sử dụng như đã nói ở phần trên.
Kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên
Có một vấn đề chung khi sử dụng tủ lạnh là sau một thời gian, người dùng nhanh có cảm giác "tủ lạnh đã cũ". Trên thực tế, với việc hoạt động hầu như 24 tiếng một ngày, gần như tất cả các ngày trong năm, thiết bị điện tử này sẽ rất dễ bị lão hóa và hư hỏng. Nếu các vấn đề phát sinh liên tục, người dùng nên cân nhắc việc thay thế bằng một tủ lạnh mới để đảm bảo an toàn hơn. Hiện trên thị trường có rất nhiều lựa chọn với hàng loạt tính năng mới, công nghệ hiện đại cũng như tiết kiệm và an toàn hơn, đủ đáp ứng các nhu cầu mới phát sinh của người dùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét